“Youtube tags” là gì? Vì sao chúng quan trọng?

Share:
YOUTUBE TAG

Youtube là công cụ tìm kiếm lớn thứ hai trên thế giới, nên việc tối ưu hóa từ khóa tìm kiếm cho video trên kênh này cũng quan trọng như việc tối ưu hóa từ khóa cho bài blog trên Google vậy. Dù bạn chỉ đơn giản tạo một video như kiểu “Charlie bit my finger”, thì vẫn phải nhớ rằng có những video được thuật toán của Youtube cho phép phát sóng, có những video thì không.
Một trong những cách tốt nhất để tối ưu hóa từ khóa cho Youtube video là tận dụng những thẻ gán ( leveraging tags). Vì vậy, bài viết này sẽ đưa ra một hướng dẫn giải thích chính xác những “youtube tags” là gì và vì sao chúng quan trọng, cùng với một vài phương pháp tận dụng chúng hiệu quả. Bài viết cũng chỉ ra 3 trình tạo thẻ giúp bạn phát hiện những từ khóa tối ưu dành cho các video của bạn, khiến chúng xuất hiện trên top kết quả tìm kiếm của Youtube flatform.

Vậy, tags dành cho Youtube là gì?

Youtube tags là các từ hoặc câu dùng trong đoạn mô tả một video bạn đăng tải trên Youtube. Chúng sẽ khiến cho người xem và cả hệ thống Youtube hiểu được nội dung tổng thể video của bạn, từ đó các thuật toán của Youtube sẽ có thể nâng cao thứ tự kết quả tìm kiếm video này trên trang Youtube.

Vì sao Youtube tags quan trọng?

Youtube tags quan trọng bởi chúng khiến cho Youtube biết tóm lược về nội dung cũng như bối cảnh mà video bạn hướng tới. Từ đó, Youtube hiểu được chủ đề, thể loại của video và liên kết nó với những nội dung tương tự, giúp khuếch đại phạm vi tiếp cận video của bạn một cách tối đa.
Để vận dụng Youtube tags hiệu quả. Bạn nên áp dụng những mẹo sau đây để tận dụng tối đa hiệu quả của Youtube tags:

#1. Sắp xếp thẻ gán đầu tiên trong nhóm từ khóa mục tiêu và các nhóm sau đó theo tầm quan trọng

Youtube tập trung rất nhiều vào những thẻ gán đầu trong mô tả video để đưa ra kết quả tìm kiếm, đặc biệt là với tag đầu tiên. Vì thế, hãy đảm bảo rằng thẻ gán đầu tiên được sử dụng là từ khóa quan trọng nhất mà bạn muốn nhắm vào.

#2. Sử dụng các từ khóa rộng mô tả chủ đề một cách bao quát giúp video của bạn có thể bao gồm luôn những thẻ gán khác

Sử dụng các từ khóa mang nghĩa rộng bao hàm các thẻ gán khác sẽ khiến Youtube hiểu được bối cảnh của video. Lấy ví dụ, bạn đăng tải một video mang tên “How to hit a Baseball”, bạn thêm “Baseball” như một thẻ gán nghĩa rộng để diễn đạt cho Youtube hiểu video của bạn có nội dung tổng thể liên quan đến bóng chày (Baseball)

#3. Sử dụng những từ khóa cụ thể mô tả chủ đề chứa đựng trong video dưới dạng các thẻ gán khác

Việc sử dụng từ khóa cụ thể mô tả chủ đề trong video dưới dạng các thẻ khác giúp Youtube hiểu được nội dung của video. Tương tự với video “How to hit a Baseball”, thêm vào các thẻ gán như “hitting off the tee” hay “hitting batting practice” như các từ khóa cụ thể sẽ làm Youtube xác định chính xác chủ đề chủ đề mà video đề cập.
Ba công cụ tạo Youtube tags tốt nhất
Để phát hiện những từ khóa bạn có thể gắn thẻ cho video và thăng hạng thứ tự tìm kiếm video trong kết quả tìm kiếm của Youtube, chúng tôi gợi ý 3 trình tạo thẻ Youtube tối ưu mà bạn nên thử:

#1. Keyword Keg

Keyword Keg
Giao diện làm việc của Keyword Keg
Với Keyword Keg, bạn có thể thêm nhóm từ khóa mục tiêu để công cụ giúp bạn đánh giá, mực độ tìm kiếm, chi phí mỗi lần nhấp, độ cạnh tranh, độ khó trên trang, độ khó ngoài trang, độ khó SEO, phạm vi CTR, hiệu quả từ khóa, xu hướng từ khóa, đề xuất các từ khóa hiệu quả nhất cho video. Bạn cũng có thể lọc kết quả theo vị trí địa lý (quốc gia) và ngôn ngữ.

#2. Keywordtool.io

Giao diện làm việc cảu Keywordtool
Giao diện làm việc cảu Keywordtool
Sau khi điền từ khóa mục tiêu vào thanh công cụ tìm kiếm từ khóa trên Youtube, Keywordtool.io sẽ cung cấp cho bạn các từ khóa được đề xuất, khối lượng tìm kiếm của họ, cách từ khóa được theo dõi trong 12 tháng qua và các câu hỏi, giới từ cũng như hashtag bao gồm từ khóa mục tiêu của bạn.

#3. VidIQ

Giao diện làm việc của VidIQ
Giao diện làm việc của VidIQ
VidIQ là sự kết hợp và đánh giá một từ khóa dựa trên điểm số tìm kiếm và điểm số cạnh tranh cũng như điểm tổng của từ khóa đó.
Công cụ sẽ hiển thị từ khóa mục tiêu của bạn cùng với các nhóm từ khóa liên quan, điểm số liên quan, khối lượng tìm kiếm, điểm số tìm kiếm, điểm số cạnh tranh và điểm tổng thể
Nguồn: Hubspot blog
Translator: Uyên Bùi
Editor: Thùy Nguyễn

Không có nhận xét nào